Những loại chất liệu của bánh xe đẩy hàng

Last updated: 7 Sep 2023  |  209 Views  | 

Bánh xe nhựa PU lõi gang tải nặng - Pareo

Những loại chất liệu của bánh xe đẩy hàng

Bánh xe được làm từ những chất liệu khác nhau thì đặc tính cũng sẽ khác nhau. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại chất liệu làm nên bánh xe nhé! 

1. Bánh xe cao su:

- Chất liệu cao su cũng chia thành nhiều loại: cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, cao su nhiệt dẻo TPR, cao su chuyên dụng như cao su tĩnh điện, cao su lốp hơi.

- Ưu điểm: Có độ đàn hồi tốt, giúp giảm sốc, giảm chấn và giảm tiếng ồn khi di chuyển, chịu mài mòn tốt, giá thành rẻ.

- Nhược điểm: là kém chịu xăng, dầu mỡ và hoá chất. Dùng nhiều trong môi trường này sẽ khiến lốp cao su bị ăn mòn hoặc nhanh bị lão hoá dẫn đến bở, nứt làm giảm tuổi thọ sản phẩm

- Cao su tĩnh điện: Thực chất đây là cao su dẫn điện. Trong bánh xe có pha thêm kim loại nhằm tạo ra một con đường xuyên suốt để dẫn cho tĩnh điện sinh ra trên bàn truyền tới càng thép rồi xuyên qua bánh xe cao su xuống đất. Bánh xe tĩnh điện tùy theo yêu cầu mà sẽ có độ trở kháng ở mức 103 ~ 105 ohm/sq. Thường có 1 chấm vàng để phân biệt, giá thành cao hơn bánh cao su thường. 

- Cao su lốp hơi: Gồm 2 loại là lốp hơi có săm và lốp hơi không săm (tubeless tire).  Bánh xe lốp hơi có khả năng chống sốc, chống rung và đặc biệt là giảm tiếng ồn. Khả năng này được đánh giá là tốt nhất. Bánh xe cao su lốp hơi được dùng nhiều cho khách sạn, nhà hàng, khu resort và khu vực y tế,...

2. Bánh xe nhựa:  Có khả năng chịu nước, xăng, dầu mỡ và một số loại hoá chất nhẹ; có tải trọng lớn, nếu cùng đường kính bánh xe nhựa có thể có tải trọng gấp 2 - 3 lần so với bánh xe cao su.

2.1: Nhựa Nylon nói chung: PA, Poly Propelyne, PVC

- Ưu điểm: Khả năng chịu nước, xăng, dầu mỡ và một số loại hóa chất thông thường của Nylon tốt hơn nhiều so với nhựa PU. Dễ lăn, chịu tải cao và có thể để tại chỗ 1 thời gian dài mà bánh không bị biến dạng. 

- Nhược điểm: Nylon cứng sẽ gây ồn không thích hợp dùng trong khu vực cần sự yên tĩnh và chỉ nên di chuyển trên mặt nền nhẵn. Nếu dùng nhiều và liên tục trong môi trường hóa chất thì nên sử dụng bánh xe Nylon với càng Inox 304.

 

2.2: Nhựa Polyurethane (PU):

- Ưu điểm: có khả năng chịu mòn và tải trọng cao; không để lại dấu vết trên sàn, ngay cả khi xe đang chất hàng nặng; độ đàn hồi nhỏ nên bánh xe cũng có khả năng giảm sốc và giảm ồn nhất định, nhưng không tốt bằng cao su.

- Nhược điểm: nhựa PU cũng kém chịu nhiệt, đặc biệt là trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và kém chịu ẩm ướt. Tuổi thọ sử dụng của PU được ước tính vào khoảng 2 - 5 năm. 

- Có 2 loại bánh xe PU thông dụng là ép bột và đúc từ nguyên liệu lỏng. PU đúc có tuổi thọ cao hơn Pu ép.

2.3: Nhựa chịu nhiệt (Heat Resistance):

- Ưu điểm: Chịu nước, dầu mỡ, acid nhẹ và các hóa chất thông thường tốt nhất. Bánh xe chịu được nhiệt độ cao, tuỳ theo chất liệu cụ thể bánh xe có thể chịu đuợc nhiệt độ dao động trong khoảng 200 - 320°C.

- Nhược điểm: bánh xe cứng và nếu ở cỡ nhỏ (Ø75mm trở xuống) có thể không tròn do phải gia công ở nhiệt độ rất cao nên khó kiểm soát được độ co lại của bánh xe trong quá trình làm nguội.

- Bánh xe chịu nhiệt được dùng nhiều trong lò nướng, hấp, nung, sấy,...

 

3. Bánh xe bằng kim loại: 

- Ưu điểm: Bánh xe bằng kim loại bền, chịu được nhiệt độ cao tới rất cao, có thể sử dụng trong lò luyện kim, đúc thép, giá thành khá rẻ

- Nhược điểm: làm hư mặt sàn do độ cày phá cao, trọng lượng nặng, đẩy tốn sức.

 

Happy Move là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị đẩy, nâng, chuyển dời dùng trong công nghiệp và dân dụng như xe đẩy hàng, xe nâng, bánh xe đẩy và linh kiện thay thế. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu về các thiết bị của chúng tôi, quý khách có thể liên hệ số hotline/Zalo: 0901 334 773 / 070 440 6609

Powered by MakeWebEasy.com
This website uses cookies for best user experience, to find out more you can go to our Privacy Policy  and  Cookies Policy