Hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại cần cảnh giác

Last updated: 10 Apr 2024  |  47 Views  | 

Hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại cần cảnh giác

Các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và điện thoại nên cảnh giác

 

   Các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản người dùng thông qua mạng xã hội và điện thoại mặc dù không mới và liên tục được thời sự, báo chí đưa tin cảnh báo hàng ngày nhưng số lượng nạn nhân “sập bẫy” vẫn không ngừng gia tăng với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Ngay bây giờ, hãy cùng Happy Move VN điểm mặt các chiêu trò lừa đảo người dùng qua mạng phổ biến nhất hiện nay và tìm cách phòng tránh nhé.

1. Giả danh cơ quan pháp luật:



Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.

Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

2. Giả danh nhân viên ngân hàng:

Kẻ gian sẽ giả mạo tin nhắn của ngân hàng và gửi cho người dùng một đường link với nội dung là: thông báo nâng cấp hệ thống, xác thực tài khoản đang được tiêu dùng ở nước ngoài, thông báo khách hàng trúng thưởng, tài khoản đang bị khóa,... yêu cầu người dùng truy cập vào đường link đã được gửi và đăng nhập để xác nhận, mở khóa tài khoản,... Nếu khách hàng truy cập vào, cung cấp thông tin, tài khoản, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền từ tài khoản.


3. Lừa đảo trúng thưởng:


Kẻ xấu giả danh các thương hiệu và thông báo tới người mua hàng rằng họ đã trúng thưởng những phần quà có giá trị khi mua sản phẩm.

Sau đó chúng sẽ gửi tin nhắn SMS hoặc email kèm theo đó là đường link điền thông tin nhận thưởng, để nạn nhân đăng nhập thông tin cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản ngân hàng cũng như mã OTP (mật khẩu dùng một lần) gửi từ ngân hàng để chiếm đoạt số tiền trong tài khoản của nạn nhân. Hoặc cũng có lúc kẻ gian sẽ thông báo nạn nhân đã trúng thưởng và yêu cầu chuyển khoản 1 số tiền để làm hồ sơ nhận thưởng.


4. Bẫy tình trên mạng xã hội:

Tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn dùng bẫy tình để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức, chuyên nghiệp.

Đối tượng lừa đảo nhắm tới những phụ nữ có hoàn cảnh éo le hay sống độc thân, khi sử dụng điện thoại, máy tính truy cập mạng xã hội. Sau khi đã làm thân, quen biết, đối tượng lừa đảo giả thông tin gửi tiền, quà về cho bạn gái. Sau đó giả là nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà.

5. Tuyển cộng tác viên bán hàng:


 Mạo danh nhân viên của các trang như: Shopee, Lazada, Tiki,... lôi kéo người dùng tham gia cộng tác viên bán hàng online với hoa hồng hấp dẫn 10-20%... Yêu cầu cộng tác viên đặt đơn hàng ảo và phải thanh toán tiền đơn hàng trước sau đó mới được nhận tiền gốc và hoa hồng đơn hàng. Đến khi số tiền đủ lớn, chúng chiếm đoạt toàn bộ khoản tiền của cộng tác viên đã thanh toán đơn hàng.

Như trường hợp của một người phụ nữ đến Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội trình báo về việc mình bị chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng sau khi làm cộng tác viên online, chuyên chạy quảng cáo cho các sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee. Qua tiếp nhận hồ sơ, được biết chị này được giao nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng để hưởng tiền hoa hồng. Mỗi ngày có từ 7-15 đơn hàng với số tiền thưởng từ 20.000-50.000 đồng/đơn hàng.

Thời gian đầu, chị đều nhận được tiền thưởng trả vào tài khoản ngay. Thế nhưng, khi số tiền cá nhân nộp vào đã lên đến cả tỉ đồng thì chị không thể liên lạc với “công ty” nữa.

Cũng theo nạn nhân, ban đầu hệ thống báo gặp “trục trặc”, các đối tượng yêu cầu chị nạp tiền vào. Vì tiếc số tiền ban đầu nên chị đã tiếp tục nạp thêm tiền vào, tới khi gần 1 tỉ đồng thì không liên lạc được với các đối tượng lừa đảo nữa.

6 Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội:



Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. 

Như trường hợp chị N.T.V. (ngụ H.Nam Sách, tỉnh Hải Dương) sử  dụng tài khoản Facebook “Nguyễn V.” để bình luận vào một bài viết trên fanpage Facebook có tên “Bảo hiểm xã hội” để nhờ hướng dẫn thủ tục rút tiền BHXH trước thời hạn. Chị V. đã được hướng dẫn liên hệ trực tiếp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ có tên Facebook là Nhàn Thanh.

Sau khi liên hệ qua tin nhắn cùng Nhàn Thanh,  chị V. được hướng dẫn làm hồ sơ rút tiền BHXH trước hạn và nộp phí 1 triệu đồng/hồ sơ. Ngày 10-2, chị V. nhờ Nhàn Thanh làm hộ 2 bộ hồ sơ để rút tiền cho chị và chồng với tổng số tiền 2 vợ chồng được nhận khoảng 202 triệu đồng.

Để rút được số tiền này trong ngày, chị V. được Nhàn Thanh yêu cầu tạm chuyển 109 triệu đồng đến số tài khoản 1021007230 thuộc Ngân hàng SHB với tên chủ tài khoản là Le Nam, để Nhàn Thanh đủ định mức trong ngày thì hồ sơ khách hàng của Nhàn Thanh sẽ được ưu tiên giải quyết. Chị V. làm theo, nhưng tiền BHXH không rút được, tiền chuyển đi thì mất hút và cũng không liên lạc được với Nhàn Thanh nên đã trình báo vụ việc với cơ quan công an.

7. Chuyển tiền làm từ thiện:

Đối tượng gửi link web và yêu cầu người cần nhận tiền làm từ thiện nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng để nhận tiền. Nạn nhân nhập thông tin xong, số tiền trong tài khoản của họ không cánh mà bay.

8. Cho số lô, số đề để đánh:

Đánh vào lòng tham của con người, nhiều trang mạng xã hội liên tục gửi đến người dùng thông tin dưới danh nghĩa "Xổ số kiến thiết Miền Bắc, xổ số kiến thiết miền Nam". Đối tượng tự xưng là cho số đề là số chuẩn, nếu không đúng sẽ được hoàn phí.

9. Hack facebook, zalo... để mượn tiền:


Đối tượng lừa đảo chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo... nhắn tin cho bạn bè, người nhân của chủ facebook, zalo để hỏi mượn tiền.

Đặc biệt, chúng sẵn sàng bật cuộc gọi video nhưng chỉ khoảng 4-5 giây sẽ tắt ngay với lý do đang đi đường  sau đó chúng sẽ gửi tấm ảnh tấm ảnh mà chính chủ tài khoản đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rồi cắt ghép, chỉnh sửa vào 1 ảnh khác đang ở ngoài đường, và giảm chất lượng hình ảnh xuống khá thấp, chỉ đủ để nhận ra mặt để nạn nhân không nghi ngờ mà chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng.

Khi gặp trường hợp này bạn cần bình tỉnh gọi vào chính số điện thoại của người yêu cầu chuyển tiền để xác nhận hoặc nhắn tin yêu cầu gặp mặt trực tiếp (nếu không gọi điện được) để xác minh trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào để tránh mất tiền oan

 

Powered by MakeWebEasy.com
This website uses cookies for best user experience, to find out more you can go to our Privacy Policy  and  Cookies Policy